Các loại rau củ ăn nhiều có thể lại phản tác dụng

 

Có nhiều loại rau củ vốn dĩ không dễ sử dụng như mọi người thường nghĩ, bởi chúng còn ẩn chứa không ít các nguy cơ bệnh tật và gây hại khôn lường tới sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Ăn nhiều rau củ chưa chắc đã tốt như mọi nghĩ.
Cà rốt và khoai lan

Ăn quá nhiều loại rau củ này có thể biến bạn thành “người màu cam”. Có một triệu chứng gọi là carotenosis, khi mà tông màu da bạn mang sắc vàng hoặc cam quá mức.

Lượng beta carotene trong cà rốt được chứng minh có khả năng phòng ngừa các căn bệnh ung thư, đặc biệt khi vào cơ thể nó chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng… là những chất mà cơ thể không thể thiếu. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều cà rốt, cơ thể hấp thụ quá nhiều beta carotene, làn da có nguy cơ chuyển sang màu vàng.

Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ép từ cà rốt hoặc cà chua có khả năng bị tăng lipit máu, khuôn mặt và da bàn ngả vàng, chán ăn, tinh thần bất ổn, hay bồn chồn, thậm chí khó ngủ, hay sợ hãi ban đêm, quấy khóc liên miên. Ăn cà rốt đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Con phải nhập viện vì mẹ cho ăn nhiều cà rốt

Con phải nhập viện vì mẹ cho ăn nhiều cà rốt

Vì cà rốt rất tốt nên nhiều gia đình đã cho trẻ ăn quá nhiều, hậu quả là có trẻ phải nhập viện vì thực phẩm…

Xem thêm

Đậu và

Đậu lăng có thể được coi là nguồn bổ sung năng lượng nhờ có hàm lượng chất xơ cao và carbohydrat phức thấp. Đậu lăng cũng chứa nhiều sắt, giúp vận chuyển ôxi đi khắp cơ thể. Nhưng ăn nhiều lại không tốt.

Vitamin B, chất xơ, chất khoáng trong đậu rất tốt cho sức khỏe, nhưng vì chúng cần một thời gian khá dài để tiêu hóa, ăn quá nhiều đậu có thể gây đầy hơi, khó tiêu.

Tuy nhiên, chất xơ hòa tan của đậu có thể giúp các vi khuẩn tốt phát triển trong ruột, bạn nên ăn chừng nửa chén mỗi lần để tránh bị khó chịu.

4 người chết vì ngộ độc khí từ khoai tây thối

4 người chết vì ngộ độc khí từ khoai tây thối

Bốn người trong cùng một gia đình ở Nga đã tử vong khi ngộ độc khí từ những củ khoai tây thối.

Xem thêm

Tỏi

Tỏi giúp chống bệnh, giảm cân, nhưng cũng gây mùi cho hơi thở của bạn. Mùi của tỏi giảm đi đáng kể khi được nấu lên, bạn nên nấu chung tỏi với thức ăn thay vì ăn sống hoặc ăn bột tỏi.

Trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.

Khi giã nát củ tỏi – một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin – Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).

Cải xoăn được coi là một thực phẩm nhiều công dụng và có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng chất xơ rất cao trong cải xoăn có thể khiến ruột của bạn phải hoạt động quá thường xuyên.

Nếu chưa quen ngay với chế độ ăn nhiều chất xơ, bạn nên bắt đầu bằng cách dùng chừng nửa chén cải nấu hoặc 1 chén cải sống một ngày.

Nhà sinh học Ernie Hubbard chú ý đến cải xoăn sau khi gặp nhiều người dù có lối sống lành mạnh nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc và điểm chung là ăn rất nhiều cải xoăn. Sau một thời gian nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng loại rau này chứa rất nhiều các kim loại nặng như tali và cesium. Ngoài ra, cải xoăn còn có niken, chì, cadmium, nhôm và asen. Các chất này ở trong đất và từ từ nhiễm vào rau.

Các kim loại nặng này trở nên cực kỳ nguy hiểm khi chúng kết hợp với nhau. David Quid, tiến sĩ hóa sinh dinh dưỡng, cho biết: “Nếu bạn nhiễm một chút tali, một chút chì và một chút cadmium, bạn sẽ bị nhiễm đến 5-6 chất độc chứ không phải 3. Hiện tượng tích lũy sinh học sẽ xảy ra và làm hại bạn”.

Hiểu về Acrylamide trong thực phẩm

Hiểu về Acrylamide trong thực phẩm

Acrylamide, một độc chất có thể gây ung thư, trong một số thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao. Nghiên cứu này đã mở màn cho…

Xem thêm

Mimi tổng hợp/ Ngôi Sao

 

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>